Luật Hình sự Hàn Quốc

Cách đòi nợ lương(체불임금), tiền thôi việc (퇴직금) cho du học sinh Hàn Quốc

Cách đòi nợ lương(체불임금), tiền thôi việc (퇴직금) cho du học sinh Hàn Quốc

Hôm trước mình đã lên một bài về tình trạng du học sinh đi làm bị chủ khai thuế. Bên cạnh đó tình trạng nợ lương(체불임금) , không đòi được tiền thôi việc (퇴직금) với trường du học sinh cũng xảy ra rất nhiều nên mình viết một số cách để đòi nợ lương (체불임금) và tiền thôi việc (퇴직금) cho các bạn du học sinh nhé.

Nhiều trường các bạn du học sinh đi làm không có hợp đồng làm việc, không đóng 4대보험…, làm với các chủ tư nhân, quán ăn gia đình hay không nhận lương bằng thẻ của mình mà nhận bằng thẻ của người khác… Thì vẫn có thể đòi nợ lương (체불임금) và tiền thôi việc (퇴직금) nhé.

Khi bị nghỉ việc quá 14 ngày mà chủ chưa trả lương, hoặc đang làm việc bị nợ quá một kì lương. Sau khi đã thử qua các cách “nhẹ nhàng” như liên lạc qua điện thoại di động, nhắn tin, liên lạc qua số điện thoại của quán, đến trực tiếp quán để đòi lương mà không hiệu quả, chủ “thân lừa ưa nặng” thì mình hay khuyên các bạn du học sinh là lưu lại tất cả bằng chứng và nhắn với chủ gặp nhau tại bộ, sau đó không cần thương thêm với chủ khi chủ liên lạc giản hoà nữa. Cứ đúng luật ta làm.

Có thể khai báo với bộ lao động hoặc nhờ văn phòng luật sư hỗ trợ nhé. Mình sẽ hướng dẫn phương pháp khai báo online lên bộ lao động nhé.

Để khai báo

1. Truy cập website Khai báo tại https://labor.moel.go.kr/minwonRqst/SN001.do

 2. Chọn 휴대폰 và xác nhận bằng điện thoại, nhập thông tin của bạn (tên, địa chỉ, điện thoại, email), nhớ chọn 수 신 và 동의

3. Nhập thông tin về chủ lao động (tên chủ doanh nghiệp, số điện thoại, địa chỉ làm việc, số nhân viên…)

4. Nhập thông tin về công việc của bạn cũng như nội dung bạn bị nợ lương

5. Upload file bằng chứng lên

6. Xác nhận lại một lần nữa và chờ bộ lao động liên hệ lại với bạn sau khi đã xác nhận hồ sơ.

Tips

– khi bắt đầu và trong quá trình làm việc nên lưu lại nhiều chứng cứ chứng minh mình có làm việc tại đó (hợp đồng làm việc, bảng tính giờ, phiếu chấm công, ảnh lúc đang làm việc, lịch sử nhận lương,…)

–  Và đảm bảo thông tin về chủ doanh nghiệp (Họ tên của chủ doanh nghiệp, số điện thoại di động của chủ doanh nghiệp, địa chỉ công ty dựa trên nơi làm việc thực tế, số điện thoại của công ty, số người lao động, v.v.)

Tài liệu chứng minh càng nhiều thì việc xử lý hồ sơ càng có thể được thực hiện suôn sẻ hơn.

Mong bạn nào cũng trộm vía gặp được chủ tốt, bảo vệ bản thân mình thật tốt nhé. Đừng chỉ vì sợ mà không dám đứng lên đòi quyền lợi của bản thân nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *